6 Kỹ năng trở thành chuyên gia phát triển nhân lực?

0
150
Chuyên gia PTNL
Chuyên gia PTNL

Mục tiêu chinh phục vị trí quản lý và đặc biệt vai trò chuyên gia PTNL tốt luôn nằm trong lộ trình sự nghiệp của tất cả chúng ta. Vì vậy, có mục tiêu, có định hướng là chưa đủ. Điều quan trọng bạn phải có đủ tố chất mà một chuyên gia phát triển năng lực cần có.

Chị Trịnh Thị Lan Anh – chuyên viên phát triển năng lực với hơn 7 năm kinh nghiệm tại TalentBankers có chia sẻ những kỹ năng cần có khi muốn trở thành một chuyên gia PTNL tốt, đây là những kinh nghiệm được tiếp thu và đúc kết trong quá trình làm việc của chị tại Talentbankers;

Thứ nhất – Kỹ năng quản lý công việc 

Kỹ năng quản lý công việc đề cập về óc tổ chức, sắp xếp cụ thể lịch trình hoàn thành nhiệm vụ cả ở hiện tại và tương lai. Áp lực công việc đối với người quản lý không hề nhỏ. Từ nhiệm vụ chuyên môn, đến quản lý con người, làm sao để dung hòa mọi thứ với chất lượng cao nhất. 

Thứ hai – Kỹ năng quản lý thời gian 

Luôn đảm bảo không để xảy ra tình trạng công việc chồng chéo. Thậm chí khi xảy ra sự cố bất ngờ, với lịch trình quản lý công việc đã thiết lập. Bạn có thể chủ động ủy thác cho cộng sự xử lý một số việc phụ trợ, đảm bảo hoàn thành đúng hạn. Bảo đảm không làm giảm hiệu suất và năng suất công việc. 

Mặc dù vị trí chuyên gia PTNL không gò bó thời gian và không cố định địa điểm làm việc nhưng nếu có định hướng phát triển bản thân thì bạn nên biết cách thu xếp, quản lý thời gian sao cho hiệu quả để trở thành một chuyên gia PTNL 

Thứ ba – Kỹ năng quản lý cảm xúc để trở thành chuyên gia PTNL tốt 

Quản lý cũng là con người, cũng có những hỉ nộ ái ố từ cuộc sống đến công việc. Cảm xúc tức giận trước những điều bất thuận ý là lẽ thường tình. Nhưng là một người quản lý, bạn buộc phải luôn giữ tâm thế bình tĩnh trước mọi xung đột, thử thách, đặt mình vào vị trí người khác để nhận định cảm xúc của họ. Từ đó, đưa ra phương án giải quyết tốt nhất cho tất cả các bên

Vị trí chuyên gia PTNL cũng không ngoại lệ. Bạn phải luôn quản lý cảm xúc của mình một cách tối đa nhất. Kỹ năng thuyết phục rất quan trọng để phát triển nghề này

Chuyên gia phát triển năng lực
Chuyên gia phát triển năng lực

Thứ tư – Kỹ năng quản lý dự án

Kỹ năng quản lý dự án là sự phối hợp năng lực lập kế hoạch, quản lý, kiểm soát tiến trình triển khai dự án. Đừng để bản thân phải bỡ ngỡ khi được giao nhiệm vụ này. Doanh nghiệp sẽ không cho bạn nhiều cơ hội để vừa quản lý dự án, vừa học cách quản lý đâu. Vì vậy, từ khi là trưởng nhóm/bộ phận, hãy luôn tận dụng cơ hội trau dồi kỹ năng này.

Thứ năm – Kỹ năng quản lý tài chính

Để rèn luyện kỹ năng quản lý tài chính, trước hết hãy nâng cao năng lực quản lý tài chính cá nhân. (ngay từ khi là sinh viên, bạn đã có thể áp dụng rồi). Tiếp đến là một khóa học ngắn hạn liên quan đến quản lý tài chính. Trong trường hợp chuyên môn của bạn không liên quan đến tiền bạc. Rèn luyện tốt nhất là qua thực tế nhưng nền tảng cơ bản luôn là sự hậu thuận tốt. Ít nhất là về mặt kiến thức.

Thứ sáu – Kỹ năng quản lý bản thân

Luôn đặt ra tiêu chuẩn về sự chịu trách nhiệm trong điều kiện bạn luôn cố gắng. Nỗ lực, cân nhắc và phân tích cẩn trọng trước khi thực hiện bất cứ nhiệm vụ nào.

Kỹ năng này góp phần hoàn thiện năng lực tự tổ chức. Lên ý tưởng thực hiện công việc một cách chỉnh chu, thông minh và hiệu quả cho chính bạn, cho nhân viên của bạn và cho cả doanh nghiệp.

 Cuối cùng, bạn cần trang bị cho mình những kỹ năng cơ bản. Như kỹ năng giao tiếp, ứng xử, kỹ năng thuyết phục và các kỹ năng mềm khác.

Hiện tại, Talentbankers đã và đang là môi trường phát đầy cơ hội cho đội ngũ chuyên viên phát triển triển năng lực. Ngôi nhà chung vẫn tiếp tục chào đón những thành viên mới. Hãy đến với chúng tôi, bạn nhận được cơ hội. Tôi nhận được niềm tin và chúng ta sẽ biến ước mơ thành hiện thực!