fbpx
More

    INTERNSBANKERS
    "THỰC TẬP SINH NGÂN HÀNG"
    XEM THÊM
    TALENTBANKERS
    "NHÂN TÀI NGÂN HÀNG"
    XEM THÊM
    ACTIONBANKERS
    "KIẾN TẠO SỰ NGHIỆP BỀN VỮNG"
    XEM THÊM
    Ngành ngân hàng FASTBANKERS
    "HUẤN LUYỆN NGHIỆP VỤ CẤP TỐC"
    XEM THÊM
    REDBANKERS
    "KHÁT VỌNG TIÊN PHONG"
    XEM THÊM

    QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI GIẢNG VIÊN

     Đào tạo là công việc vừa có tính khoa học vừa có tính nghệ thuật, đòi hỏi sự sáng tạo của giảng viên trong quá trình giảng dạy. Để làm tốt công việc này thì giảng viên phải thực hiện tốt 3 giai đoạn chính, đó là giai đoạn chuẩn bị trước khi lên lớp, giai đoạn lên lớp, giai đoạn sau khi lên lớp.

    1. CÔNG VIỆC CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỚC KHI LÊN LỚP
    2. Kế hoạch chuyên môn của giảng viên:
    • Căn cứ kế hoạch đào tạo, giảng viên xây dựng kế hoạch giảng dạy được giao. Kế hoạch chuyên môn của giảng viên bao gồm đầy đủ thông tin: những bài giảng/chuyên đề được phân công giảng dạy theo chương trình; thời gian thực hiện; dự kiến kết quả đạt được.
    • Kế hoạch chuyên môn của giảng viên được xây dựng từ đầu chương trình, được giám đốc đào tạo phê duyệt trước hai tuần khi học phần bắt đầu giảng dạy.
    • Kế hoạch chuyên môn của giảng viên được xây dựng theo mẫu chung của TalentBankers và được lập thành 02 bản. Một bản gửi Giám đốc đào tạo đảm bảo chất chất lượng đào tạo để quản lý, giám sát công tác chuyên môn của giảng viên, một bản giảng viên lưu giữ.
    1. Giáo án:
    • Giáo án thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, kỹ năng, trình tự giảng viên tổ chức thực hiện, các bước tiến hành trong từng tiết giảng, từng bài giảng/chuyên đề giảng dạy và thời gian phân bố cho mỗi nội dung giảng dạy.
    • Mục tiêu của học phần, bài giảng/chuyên đề cần viết rõ ràng, phù hợp với mục tiêu chung của chương trình (khối kiến thức), chuẩn kiến thức, kỹ năng, phù hợp với chương trình đào tạo.
    • Nội dung kiến thức được giảng viên lựa chọn đưa vào giáo án giảng dạy phải thống nhất với nội dung kiến thức của giáo trình/tập bài giảng, đề cương chi tiết bài giảng đã được TalentBankers thông qua. Việc lựa chọn nội dung học tập phải gắn với mục tiêu giảng dạy và chương trình đào tạo.
    • Hình thức dạy – học được giảng viên lựa chọn phải đảm bảo giúp người học chủ động tự tổ chức nghiên cứu, học tập; tích cực tìm hiểu, khám phá, lĩnh hội những tri thức và kỹ năng có nhu cầu. Giảng viên đóng vai trò là người định hướng về mặt tư tưởng, chuyên gia về mặt khoa học, tổ chức – hướng dẫn – điều khiển quá trình học tập, nghiên cứu của học viên. Giảng viên hướng dẫn, gợi mở để người học chủ động nghiên cứu giáo trình, đề cương chi tiết, tài liệu tham khảo (trước khi lên lớp); tổ chức cho người học xử lý tốt các mâu thuẫn trong nhận thức và phát triển các năng lực, kỹ năng theo mục tiêu của từng bài giảng/ học phần (môn học) khi lên lớp; kết luận các vấn đề một cách rõ ràng khi kết thúc bài giảng/chuyên đề.
    • Phương pháp giảng dạy được sử dụng phải đảm bảo phát huy tính tích cực của người học; kích thích tư duy độc lập, sáng tạo; giúp giảng viên có được thông tin phản hồi và kinh nghiệm thực tiễn của người học.
    • Thời gian của học phần thực hiện theo quy chế đào tạo hiện hành của TalentBankers. Thời gian giảng dạy được dự kiến phân bổ phù hợp: kiến thức trọng tâm, thời gian để đánh giá nhận thức của người học và thời gian dành cho hướng dẫn người học tự học, tự nghiên cứu.
    • Một giáo án được áp dụng cho tối đa hai khóa học và có sự điều chỉnh, bổ sung thường xuyên đối với từng khóa.
    1. Đề cương chi tiết bài giảng/chuyên đề:
    • Đề cương bài giảng/chuyên đề là tài liệu do giảng viên xây dựng dựa trên mục tiêu, chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy, giáo trình học phần, tài liệu học phần và các ý tưởng sư phạm.
    • Đề cương chi tiết bài giảng/chuyên đề vừa đảm bảo kiến thức cơ bản của chương trình, giáo trình; vừa mở rộng, nâng cao và cập nhật kiến thức do giảng viên chủ động nghiên cứu. Nội dung trình bày trong đề cương bài giảng/chuyên đề phải bám sát khung chương trình và giáo trình. Thông tin và số liệu sử dụng trong đề cương bài giảng/chuyên đề phải có nguồn gốc rõ ràng. Thông tin và số liệu chính thức là thông tin và số liệu do các cơ quan có chức năng của Nhà nước cung cấp, công bố.   
    • Đề cương chi tiết bài giảng/chuyên đề là tài liệu bắt buộc đối với giảng viên lên lớp, được đơn vị giảng dạy chuyển tới trang web của Học viện trước khi môn học bắt đầu 1 tuần, là căn cứ quan trọng để học viên chủ động lập kế hoạch tự tổ chức nghiên cứu, học tập, rèn luyện.
    • Đề cương chi tiết bài giảng/chuyên đề được lập theo mẫu và quy định thống nhất trong  Học viện.
    1. Quy định điều kiện giảng viên chuẩn bị lên lớp
    • Giảng viên nghiên cứu mục tiêu đào tạo của chương trình, khung chương trình, học phần (khối kiến thức) để xác lập mục tiêu, lựa chọn nội dung, phương pháp, để tổ chức dạy học đạt hiệu quả cao nhất.
    • Giảng viên chuẩn bị đầy đủ hồ sơ giảng viên theo yêu cầu: kế hoạch chuyên môn cá nhân, giáo án, đề cương chi tiết bài giảng/chuyên đề và trang thiết bị cần thiết phục vụ giảng dạy.
    1. QUY ĐỊNH GIẢNG DẠY TRÊN LỚP

    Lên lớp là hoạt động cụ thể của giảng viên nhằm thực hiện toàn bộ giáo án đã vạch ra. Đây là lúc người giảng viên và người học tiếp xúc với nhau. Chính trong thời gian đó người giảng viên mới thể hiện đầy đủ tính khoa học và tính nghệ thuật trong công tác dạy học và giáo dục của mình, thể hiện tầm hiểu biết, hứng thú, niềm tin và nói chung là thế giới tinh thần của mình.

    Trong tiến trình học phần, giảng viên phải chú ý duy trì được không khí tích cực, hào hứng trong học sinh đối với bài học, luôn đặt họ ở trong những tình huống phải tích cực hoá những tri thức, những kinh nghiệm đã có để giải quyết vấn đề và thông qua đó mà lĩnh hội tri thức mới…

    Nội quy đứng lớp:

    • Ra vào lớp đúng giờ quy định. Trường hợp đến muộn phải thông báo trước với Phòng Đào Tạo để bố trí cán bộ quản lý lớp học ổn định lớp.
    • Giảng viên mặc phục trang phù hợp khi đứng lớp.
    • Không hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích, thức ăn có mùi hoặc có mùi thuốc lá rượu bia trong giờ lên lớp.
    • Không ăn, uống hoặc mang thức ăn đồ uống lên trên phòng học.
    • Không sử dụng điện thoại, online hoặc làm việc riêng trong giờ dạy.
    • Sử dụng ngôn từ đúng chuẩn mực sư phạm, cư xử lịch sự, nhã nhặn, không cáu gắt, quát tháo với học viên.
    • Hạn chế việc ngồi khi đang giảng dạy (vì việc ngồi sẽ không tạo được không khí của lớp học, trừ một số trường hợp đặc biệt).
    • Không tự ý cho lớp nghỉ hoặc đổi lịch học khi chưa có sự đồng ý của cán bộ phòng đào tạo.
    • Không trao đổi thông tin liên lạc cá nhân (điện thoại, email, facebook, zalo…) giữa giảng viên và học viên.
    • Không trực tiếp trao đổi, giải quyết với học viên về việc xin chuyển lớp, nghỉ học hoặc bảo lưu.
    • Không dạy chậm hoặc dạy nhanh hơn, dạy khác chương trình (syllabus của lớp học).
    • Nhiệt tình hỗ trợ và giải đáp các thắc mắc của Học viên trong quá trình dạy học.
    • Trong quá trình coi thi, Giám thị thực hiện nghiêm túc kỷ luật Hội đồng thi.
    • Nhắc nhở Học viên bảo vệ và giữ gìn lớp học sạch đẹp, không làm hư hại tài sản.
    • Kết thúc học phần, Giảng viên phát phiếu khảo sát cho Học viên để đánh giá chất lượng đào tạo của học phần

    III. QUY ĐỊNH SAU GIỜ LÊN LỚP

    • Giảng viên có quyền và trách nhiệm tham gia quy trình đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, mức độ chuyên cần của học viên, ra đề thi, coi thi, chấm thi,
    • Sau học phần, người giảng viên phải phân tích sư phạm một cách tổng hợp, cụ thể cần làm sáng tỏ:
      • Chất lượng của việc tích cực hoá tri thức, kỹ năng, kỹ xảo.
      • Chất lượng hình thành những khái niệm và kỹ năng, kỹ xảo.
      • Chất lượng khái quát hoá và hệ thống hoá tri thức, kỹ năng, kỹ xảo.
      • Chất lượng ra bài về nhà và hướng dẫn học sinh tự học…

    Từ sự phân tích học phần đó, những kinh nghiệm thành công và thất bại rút ra cần ghi lại phía dưới giáo án để những học phần lần sau được tiến hành với những kết quả cao hơn.