5 tố chất mà một giao dịch viên ngân hàng phải có

0
248
giao dịch viên

Với công việc hằng ngày phải tiếp xúc với nhiều khách hàng – là bộ mặt của ngân hàng. Những tố chất một giao dịch viên cần phải có như hoạt bát nhanh nhẹn. Và cần độ chính xác cao cũng như nói chuyện dễ nghe để tư vấn khách hàng.

Giao dịch viên ngân hàng là một công việc làm tại quầy giao dịch của ngân hàng. Các giao dịch viên cần thực hiện công việc: hạch toán giao dịch, rút tiền, chi hộ, thu hộ, ủy nhiệm chi, nộp tiền, xử lý thông tin tài khoản… Cho các khách hàng cá nhân hoặc các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ của ngân hàng.

Nghề giao dịch viên là một nghề “ mặt hoa da phấn” tại cửa hàng. Nếu bạn từng giao dịch tại ngân hàng thì chắc bạn đã tiếp xúc với đội ngũ nhân viên xinh đẹp này rồi. Họ sẽ đáp ứng, xử lí  các nhu cầu của bạn một cách nhanh chóng, chính xác, hiệu quả nhất. Đây là một nghề còn phản ánh chất lượng hình ảnh, thương hiệu, dịch vụ của ngân hàng. Nên đòi hỏi cao về trình độ, ngoại hình, kỹ năng giao tiếp tốt…. Trong xu thế cạnh tranh khắc nghiệt, các ngân hàng xây dựng hình ảnh của Giao dịch viên là người tạo ra vũ khí cạnh tranh đối với các ngân hàng khác. Tính chuyên nghiệp, văn hóa ngân hàng và nhiều giá trị vô hình khác được thể hiện qua cường độ làm việc, thái độ phục vụ và khả năng xử lý chính xác của giao dịch viên.

♦️ Những tố chất mà giao dịch viên ngân hàng cần có?

Xây dựng hình ảnh và tác phong chuyên nghiệp: tính chất công việc tại ngân hàng cần những con số chính xác với nhu cầu khách hàng cần sự nhanh chóng và cẩn thận. Chính vì thế, tố chất một giao dịch viên cần phải có sự nhanh nhẹn, chính xác, tác phong chuyên nghiệp. Hiện nay hoạt động của các ngân hàng đang có sự cạnh tranh gay gắt. Để thu hút khách hàng, bên cạnh việc nâng cao chất lượng tiện ích của sản phẩm dịch vụ thì việc sử dụng cẩm nang văn hóa kinh doanh. Trong đó có phong cách giao dịch của nhân viên ngân hàng là một vũ khí khá lợi hại.

♦️ Kiên trì và chịu được áp lực công việc cao

Nghiệp vụ của vị trí một giao dịch viên vô cùng áp lực. Những áp lực: quy trình làm việc, không được sai sót, phải đáp ứng kỳ vọng khách hàng, thời gian… Đây là những điều bất cứ ai làm giao dịch viên cũng cần tìm hiểu, nhận thức hết sức thấu đáo ngay từ khi mới bắt đầu. Khi bạn đã xác định gắn bó với nghề giao dịch viên này thì cần phải thật nghiêm túc và nhanh chóng hoàn thiện kỹ năng nghiệp vụ. Để hoàn thành công việc một cách tốt nhất trong công việc

♦️ Chăm chỉ, trung thực và có tinh thần trách nghiệm

Tính chất công việc đòi hỏi người giao dịch viên phải tỉ mỉ, cẩn thận, siêng năng, nhanh nhẹn… Nhiều người có nhận thức được nhiệm vụ của mình nên hàng ngày làm việc  chăm chỉ và say mê. Sự cẩn trọng rất quan trọng và cần thiết bởi bạn như người giữ tiền cho người khác hàng. Nếu sơ sót, mất mát thì toàn bộ trách nhiệm sẽ là bạn. Các giao dịch viên ngoài tiếp xúc với tiền còn phải làm việc với rất nhiều sổ sách, hóa đơn. Nếu bạn không biết làm việc một cách khoa học, chính xác thì rất dễ bị nhầm lẫn, mất tiền có thể xảy ra.

♦️ Có ngoại hình ưa nhìn, tự tin trong giao tiếp

Qua giao tiếp với khách hàng, hình ảnh nhân viên ngân hàng phản ánh bộ mặt ngân hàng. Một sự không thỏa mãn của khách hàng sẽ ảnh hưởng tới uy tín của ngân hàng và ngược lại. Khéo giao tiếp sẽ giúp bạn có được nụ cười của khách hàng thay vì những cử chỉ  khó chịu. Đây là đức tính cần thiết của những người thường xuyên tiếp xúc với khách hàng. Nó giúp bạn tạo được sự tin tưởng của mọi người dành cho bạn. Và ngày càng tăng và công việc của bạn sẽ tiến triển tốt hơn.

⭐️⭐️⭐️ Một số kỹ năng mềm cần có cho 1 giao dịch viên Có

kỹ năng giao tiếp trực tiếp và qua điện thoại.

Kỹ năng chăm sóc khách hàng và xử lý khiếu nại của khách hàng.

Kỹ năng bán hàng và bán chéo. Kỹ năng làm việc theo nhóm (teamwork).

Kỹ năng xây dựng hình ảnh văn hóa Doanh nghiệp cho Ngân hàng mình.

Kỹ năng giao tiếp, lắng nghe Kỹ năng xây dựng, tạo lập mối quan hệ cá nhân

Kỹ năng đặt câu hỏi & xử lý tình huống

? Một giao dịch viên thể hiện được tính chuyên nghiệp, văn hóa ngân hàng thông qua thái độ phục vụ và tốc độ xử lý công việc. Vì vậy, việc nâng cao giá trị ngân hàng, xây dựng thương hiệu hoàn toàn có thể bắt đầu bằng việc đào tạo đội ngũ giao dịch viên chuyên nghiệp.