Rủi ro Tín dụng và ảnh hưởng của rủi ro tín dụng tới hoạt động của Ngân hàng

0
404

Trên thực tế chúng ta có thể thấy, trong hoạt động có thể xảy ra những rủi ro không thể tránh được như những rủi ro tín dụng ngân hàng, trực tiếp ảnh hưởng đến các khoản về tài chính, làm giảm giá trị thị trường của vốn ngân hàng, trong trường hợp nghiêm trọng hơn có thể làm cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng bị thua lỗ, thậm chí là phá sản ngân hàng.

1. Rủi ro tín dụng trong ngân hàng là gì ?

 Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư,…

Rủi ro tín dụng (RRTD) là rủi ro phát sinh do khách hàng vay không thực hiện đúng các điều khoản của hợp đồng tín dụng, với biểu hiện cụ thể là khách hàng chậm trả nợ, trả nợ không đầy đủ hoặc không trả nợ khi đến hạn các khoản gốc và lãi vay.

>>> Xem thêm về khóa Đào tạo Ngân hàng – Cơ hội việc làm tại bank

Rủi ro trong hoạt động của NHTM

2. Ảnh hưởng của RRTD đối với hoạt động của Ngân hàng thương mại.

Rủi ro gắn liền với các hoạt động của ngân hàng thương mại, phản ánh các tình huống bất thường xảy ra gây tổn thất cho ngân hàng. Khi tổn thất xảy ra thị giá cổ phiếu của ngân hàng giảm. Việc cổ phiếu của ngân hàng giảm giá, nếu không được chấn chỉnh kịp thời sẽ kéo theo việc bán hàng loạt cổ phiếu trên thị trường, là điểm mở đầu của quá trình mua lại, sáp nhập hoặc thay thế ban quản lý ngân hàng.

>> Click: Nguyên nhân dẫn đến rủi ro của ngân hàng

Đứng trước những tổn thất mà rủi ro nói chung gây ra, RRTD dẫn đến nhiều hệ quả, cụ thể:

– Đối với bản thân ngân hàng: Ngân hàng đó bị Ngân hàng Nhà nước đưa vào diện kiểm soát đặc biệt thì uy tín của ngân hàng đó bị giảm sút nghiêm trọng. Chính vì đó, rủi ro tín dụng xảy ra sẽ làm giảm khả năng thanh toán của ngân hàng thương mại đối với các nguồn tiền gửi.

– Đối với nền kinh tế: Một khi rủi ro tín dụng xảy ra, uy tín và khả năng thanh toán của ngân hàng ảnh hưởng đầu tiên. Tiếp đó, người dân và các tổ chức đang có tiền gửi tại ngân hàng kéo đến ồ ạt đến rút tiền và chấm dứt quan hệ.

3. Các biện pháp phòng ngừa RRTD

Để phòng ngừa RRTD, nhiều biện pháp cần được áp dụng gồm:

– Thứ nhất, thiết lập chính sách tín dụng phù hợp:

– Thứ hai, phân tích tín dụng và thẩm định dự án đầu tư

– Thứ ba, xếp hạng tín dụng

– Thứ tư, bảo đảm tín dụng

– Thứ năm, mua bảo hiểm tín dụng

– Thứ sáu, lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng

Rủi ro là vấn đề luôn gặp trong cuộc sống, đặc biệt là đối với doanh nghiệp có hoạt động đặc trưng như ngân hàng. Qua bài viết mong muốn đem lại cho bạn đọc những hiểu sơ lược về rủi ro tín dụng mà mỗi ngân hàng đều phải đối mặt và có phương pháp phòng ngừa.